Khởi sự kinh doanh khách sạn/ nhà nghỉ vừa vừa nhỏ nhỏ, không quá đầu tư trang hoàng lộng lẫy như New World, The Continental…là giấc mơ của bao nhiêu bạn trẻ hoặc là những nhân viên văn phòng, những người muốn chuyển từ ngành kinh doanh cho thuê truyền thống sang kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ. Hôm nay đội ngũ KinhDoanhAirBnB sẽ giới thiệu bạn nội dung kinh doanh khách sạn.
Vì sao ngành kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ tại Việt Nam luôn là ngành hấp dẫn?
Những con số phác họa về số lượng du khách quốc tế cho ngành kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ tại Việt Nam.
- Tăng trưởng năm 2017 là 29,1% với 12,92 triệu du khách
- Tăng trưởng năm 2016 là 26% với 10,01 triệu du khách
Ngành nghề kinh doanh khách sạn đang chiếm lợi thế và phát triển vượt bậc. Tính đến hết năm 2017, tổng cơ sở lưu trú du lịch trong cả nước là 25.600 cơ sở, với 508.000 buồng, tăng 22% so với năm 2016. Tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú ước đạt 150.000 tỷ đồng.
Loại Hình Khách Sạn – Nhà Nghỉ tại Việt Nam?
Có 7 loại hình khách sạn tại Việt Nam:
Khách sạn thương mại: Đây là loại hình khách sạn hay tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm thương mại. Đối tượng hay sử dụng là khách thương nhân, có thời gian lưu trú ngắn, tuy nhiên hiện tại lại phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách du lịch.
Khách sạn sân bay: Tên gọi giúp chúng ta biết vị trí của các khách sạn nằm ở đâu, khu vực gần với các sân bay, đối tượng chính ở đây là nhân viên phi hành đoàn, khách chờ visa…
Khách sạn bình dân: Đây là loại hình khách sạn dành cho những vị khách bình dân, có mức giá tiền vừa phải phục vụ cho du khách. Thông thường, vị trí của khách sạn không phải là trung tâm thành phố, mà nằm gần các bến xe, nhà ga
Khách sạn sòng bạc: Loại hình khách sạn này cung cấp các dịch vụ nhu cầu giải trí cho du khách như vui chơi, giải trí, cờ bạc… thường được xây dựng lộng lẫy, các trang thiết bị cao cấp. Ví dụ như các khách sạn ở Ma Cao, Las Vegas… đặc biệt thích hợp với những đối tượng có nhu cầu giải trí cờ bạc các loại.
Khách sạn nghỉ dưỡng: Đây là loại hình khách sạn đang phát triển rầm rộ ở nước ta. Với thời gian lưu trú khá dài, một kỳ nghỉ dưỡng, một chuyến du lịch dài hạn. Thường tập trung ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng… Ví dụ Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang, Thanh Hóa, Vũng Tàu…
Khách sạn căn hộ: Với những tiện ích đầy đủ giống như một căn hộ cho du khách, đầy đủ các phòng chức năng phục vụ sinh hoạt ăn uống của du khách như phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… Đối tượng lưu trú là khách đi du lịch theo dạng gia đình, các chuyên gia đi công tác dài hạn có gia đình đi cùng.
Nhà nghỉ ven xa lộ: Thường có nhiều ở nước ngoài, thường nằm trên các superhighway. Đối tượng là khách hàng đi du lịch bằng xe môtô, xe hơi, khách có thể đậu xe trước cửa phòng mình.
Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh homestay từ A-Z
Tuy nhiên, đâu là loại hình mà bạn nên lựa chọn để phát triển kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ? Có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, dựa vào khả năng tài chính của bản thân luôn là ưu tiên hàng đầu.
AirBnB có phải là đối thủ của ngành kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ truyền thống?
Gần đây, một loạt những tin đồn về việc AirBnB sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt lượng khách đến với những khách sạn truyền thống… Khoan khoan, AirBnB là gì? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm.
Thật vậy, xu hướng chuyển dịch này đã diễn ra tại Mỹ, nơi các trụ sở của khách sạn đình đám Marriot, Hilton, The Continential…đang trở nên co cụm vì những con số tăng trưởng đáng nể của AirBnB:
6 triệu căn hộ/ nhà trên AirBnB
2 triệu du khách ở mỗi đêm tại AirBnB
191 nước đã có mặt AirBnB
153% tăng trưởng so với năm 2009
Đó là quốc gia phát triển như Mỹ, ranh giới cạnh tranh giữa 2 lĩnh vực: kinh doanh khách sạn truyền thống và kinh doanh AirBnB là rất rõ ràng vì giá thuê và tiện ích của kinh doanh AirBnB mang lại cho khách là rất lớn.
Thị trường kinh doanh AirBnB ở Việt Nam chủ yếu thuộc dạng thuê rồi cho thuê lại (kinh doanh chênh lệch), thế nên, giá thuê trên AirBnB lẫn tiện ích không có sự khác biệt nhiều so với ngành kinh doanh khách sạn truyền thống.
Chính vì vậy, việc cạnh tranh này diễn ra một nhẹ nhàng và có thể chấp nhận được. Đồng thời, khách sạn cũng có thể đăng tải phòng để bán trên AirBnB.
—> Hướng dẫn bán phòng trên AirBnB dành cho khách sạn.
7 bước để khởi sự kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ thành công?
Nghiên Cứu Thị Trường
Địa điểm
Trước khi lo lắng về các địa điểm chính xác, bạn sẽ phải suy nghĩ rộng hơn và quyết định thành phố hoặc thị trấn nào bạn muốn khách sạn – nhà nghỉ của mình.
Tối thiểu, bạn sẽ phải xem xét mức độ tăng trưởng du lịch trong một khu vực nhất định là như thế nào. Vì đây là một khách sạn nhỏ hoặc nhà khách và không phải là một chuỗi, nên có lẽ bạn đang phục vụ cho khách du lịch và khách tham quan thay vì nhân viên trong các chuyến công tác.
Xem thêm: AIRDNA – công cụ phân tích thị trường homestay
Do đó, bạn sẽ phải chọn một khu vực mà mọi người muốn ghé thăm. Kiểm tra các trang web du lịch hoặc sách để tìm hiểu một số điểm đến tốt mà khách du lịch thường xuyên và bắt đầu tìm kiếm xung quanh đó để tìm một nơi tốt cho khách sạn của bạn.
Nên thuê cải tạo khách sạn cũ hay mua một khách sạn mới hoàn toàn
Dưới đây là một bảng so sánh giữa việc THUÊ CẢI TẠO một khách sạn cũ và Xây/ Mua khách sạn mới hoàn toàn. Giống như việc so sánh giữa nên mua hay thuê căn hộ để kinh doanh airbnb.
Giả thiết:
- Giá mua khách sạn A là 10,000,000,000 (10 tỷ) – full nội thất. Giả sử bạn vay ngân hàng trong 20 năm với lãi suất là 4%. Bạn đã trả trước 300 triệu.
- Giá thuê căn hộ A là 100,000,000/ tháng (100 triệu/ tháng) – full nội thất. Giả sử bạn vay ngân hàng để kinh doanh
- Hai loại căn hộ này đều có doanh thu bằng nhau: 250 triệu/ tháng
Bài toán mua khách sạn:
Chi phí đầu tư ban đầu là 10 tỷ (Tiền mua khách sạn)
Chi phí hàng tháng:
- Chi phí điện nước, vật dụng khác: 30 triệu/ tháng
- Chi phí nhân sự: 30 triệu/ tháng
Bài toán lợi nhuận: 250 triệu (con số giả định) – 30 triệu – 30 triệu = 190 triệu
Bài toán hoàn vốn: 52 tháng (Nếu duy trì tỷ lệ thuê phòng trên 80%)
Bài toán thuê cải tạo khách sạn:
Chi phí đầu tư ban đầu = 600 triệu
- Tiền cọc: 200 triệu (2 tháng tiền cọc)
- Chi phí cải tạo: 400 triệu
Chi phí hàng tháng:
- Chi phí thuê nhà: 100 triệu/ tháng
- Chi phí điện nước, vật dụng khác: 30 triệu/ tháng
- Chi phí nhân sự: 30 triệu/ tháng
Bài toán lợi nhuân: 250 triệu (con số giả định) – 30 triệu – 100 triệu – 30 triệu = 90 triệu/ tháng
Bài toán hoàn vốn: 5 tháng (Nếu hoạt động kinh doanh ổn định với tỷ lệ thuê phòng trên 80%)
Kết luận: Hãy đưa ra sự lựa chọn cho chính bản thân của bạn. Theo tôi, nếu bạn là một nhà đầu tư hiệu quả thì hẳn nhiện bạn nhận ra ROI của 2 bên không quá chênh lệch nhiều tuy nhiên thời gian hoàn vốn của 2 cách thức này hoàn toàn khác biệt. Thế nên, hãy đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân.
Xem thêm: Danh sách chi phí kinh doanh homestay
Thăm dò đối thủ: khách sạn, nhà nghỉ, hostel, homestay…bán kính 2km
Sau khi tính toán bài toán doanh thu, lợi nhuận thì bước tiếp theo là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Có 2 cách để bạn thăm dò đối thủ cạnh tranh:
Thăm dò offline
- Hãy xách xe máy đi dạo một vòng khu vực mà bạn muốn kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ. Đó là cách thủ công và đơn giản nhất để nắm bắt được lượng khách vãng lai.
Thăm dò online
Cuộc chiến tranh giành khách vãng lai là chiến trường của 10 – 20 năm trước, hiện tại, nếu muốn duy trì lượng khách ổn định thì bạn nên bắt đầu suy nghĩ về bán phòng online.
Google maps
- Chỉ cần nhập chữ “khách sạn” hoặc “nhà nghỉ”, một loạt địa chỉ sẽ hiện ra và cứ thế bạn nghiên cứu về giá, địa điểm cũng như cách thức hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Kênh OTAs
- Sau khi có được thông tin của khách sạn nhà nghỉ trên google maps, bạn hãy lên trên các trang như AirBnB.com và Booking.com hoặc Agoda.com để xem cách khách review như thế nào. Mình tin rằng học từ đối thủ cạnh tranh là cách học nhanh nhất.
Hiểu khách hàng của bạn để quyết định các dịch vụ/ tiện nghi đi kèm
Khách hàng tại các cơ sở này thường tìm kiếm trải nghiệm ấm cúng, vì vậy hãy lên kế hoạch cung cấp các dịch vụ sẽ giúp cho việc ở lại của họ trở nên thân thiện và thoải mái hơn.
Khách du lịch tại các khách sạn nhỏ thường tìm kiếm sự thư giãn, vì vậy bạn có thể nghỉ đến việc xây dựng một khu vực ngoài trời hẻo lánh để khách nghỉ ngơi.
Các khách sạn nhỏ hơn thường không cung cấp những thứ như phòng tập thể dục hoặc nhà hàng, nhưng bạn cũng có thể bao gồm những thứ này. Chỉ cần lưu ý rằng mỗi dịch vụ bổ sung mà bạn quyết định cung cấp là một chi phí tài chính bổ sung, cả để xây dựng và duy trì. Hãy chắc chắn ngân sách cẩn thận để tránh mất tiền cho các liên doanh này.
Chi Phí Kinh Doanh Khách Sạn – Nhà Nghỉ là bao nhiêu?
Nhiều bạn sẽ thắc mắc: mọi bài toán liên quan đến chi phí đã được giải đáp ở trên, thế nên trong phần này mình chỉ nói đến chi phí đầu tư theo quy mô và hạng mục phân bổ chi phí theo nhóm ngành.
Chi Phí Cố Định – Khoản đầu tư
Tùy theo việc bạn lựa chọn thuê cải tạo hay mua/ xây mới khách sạn để kinh doanh, tuy nhiên, chi phí tối thiểu để kinh doanh ngành khách sạn – nhà nghỉ tối thiểu cũng cần một số vốn tối thiểu nhằm đầu tư cũng như dự trữ để kinh doanh. Con số sẽ dao động tùy theo quy mô đầu tư của bạn.
Chi Phí Vận Hành – Khoản phải trả hàng tháng
Tiếp theo, con số chi phí vận hành luôn là khoản phí mà bất kì ông/bà chủ nào khi kinh doanh cũng phải tính toán một cách tỉ mỉ. Dù gì đi nữa, trong ngành kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ bao gồm hạng mục chi phí sau:
- 42,8% thuộc về chi phí nhân sự (Chiếm tỷ trọng lớn nhất)
- 34,2% thuộc về chi phí vận hành bao gồm: điện nước, etc…
- Và các khoản chi phí khác
Đơn giản bằng mắt chúng ta có thể hiểu lý do vì sao ông/ bà chủ khách sạn luôn tối ưu hóa chi phí nhân sự vì nếu thuê ngoài toàn bộ thì lấy đâu mà lời. Thế nên, chủ động áp dụng công nghệ vào vận hành sẽ là chìa khóa để giảm thiểu tối đa chi phí vận hành.
Lên Kế Hoạch Kinh doanh Khách sạn – nhà nghỉ
Để lên một kế hoạch kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ, bạn nắm được các thông số rất cơ bản như: tỷ lệ thuê phòng, tổng lượng phòng trống, giá thuê trung bình mỗi ngày, doanh thu trên mỗi phòng, tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi phòng bán ra,…
Một kế hoạch kinh doanh AirBnB tương tự như video dưới đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn để lên các kế hoạch kinh doanh nhà nghỉ – khách sạn.
Lên Chiến Lược Bán Phòng – Giá Bán
Khi bạn đã mở khách sạn – nhà nghỉ , giá của bạn sẽ quyết định mức lợi nhuận của bạn. Mức giá hàng đêm của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào cạnh tranh xung quanh, chi phí hoạt động, mùa vụ và vô số các yếu tố khác. Nguyên tắc chung khi đặt giá vừa đủ thấp để thu hút khách hàng và vừa đủ cao để kiếm cho bạn lợi nhuận. Có một số điều cần lưu ý khi đưa ra giá cả:
Nắm rõ chi phí gốc của bạn: Bạn nên tính toán chính xác chi phí bao nhiêu để giữ cho khách sạn của bạn mở mỗi ngày. Sau đó nhân số này để tìm ra chi phí bao nhiêu để vận hành khách sạn của bạn trên cơ sở hàng tháng. Thu nhập của bạn ít nhất sẽ phải trang trải chi phí hàng tháng.
Tìm hiểu những gì khách hàng sẵn sàng trả. Điều này sẽ mất một số thử nghiệm và lỗi. Khi bạn mới bắt đầu, hướng dẫn duy nhất của bạn có thể là chi phí hoạt động của bạn. Nếu sau một vài tháng bạn nhận thấy rằng các phòng của bạn liên tục được đặt, bạn có thể đủ khả năng để tăng giá. Nếu bạn gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, hãy hạ giá của bạn xuống. Bạn cũng có thể khảo sát khách hàng sau khi họ ở lại và hỏi xem họ có thấy giá phòng công bằng không.
Điều chỉnh giá dựa trên mùa thấp điểm/ cao điểm. Trong mùa bận rộn của bạn, bạn có thể đủ khả năng để làm cho giá cao hơn vì nhiều người đang tìm kiếm để đi nghỉ. Trong các mùa chậm hơn, làm cho giá của bạn thấp hơn để thu hút khách hàng trái vụ.
Vận Hành Kinh Doanh Khách Sạn – Nhà Nghỉ
Nhân sự – nhân sự – nhân sự là một từ mà một đồng nghiệp đã ghi chú lại ở trên Quora. Điều đó nhấn mạnh rằng nhân sự là trung tâm của dịch vụ kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ. Thế nên, hãy chú trọng vào đội ngũ nhân sự bằng cách lên một quy trình tuyển dụng & mô tả công việc rõ ràng:
Tìm kiếm đội ngũ dọn dẹp – buồng phòng – tiếp tân
Các vị trí bạn cần lưu tâm:
- Dọn Dẹp Buồng Phòng: Sạch sẽ là ưu tiên số một của bạn khi điều hành khách sạn của bạn. Một khách sạn bẩn sẽ nhanh chóng bị mang tiếng xấu và khách hàng sẽ không đến. Tùy thuộc vào quy mô khách sạn của bạn, bạn có thể chỉ cần một quản gia hoặc một nhóm. Một quản gia thường có thể bao gồm khoảng 10-15 phòng mỗi ngày, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi tuyển dụng.
- Nhân viên lễ tân: Ngay cả các khách sạn nhỏ thường được dự kiến sẽ có người ở quầy lễ tân mọi lúc. Bạn có thể tự làm việc này trong một số giờ, nhưng bạn sẽ cần một đội ngũ nhân viên bàn 24 giờ một ngày.
- Một nhân viên bảo trì – kỹ thuật: Một hoặc hai nhân viên bảo trì nên đủ cho một khách sạn nhỏ. Họ cần phải là những người làm việc đa năng, có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ: hệ thống ống nước, sơn, sửa chữa, điện, v.v. bạn có thể thuê một chuyên gia để làm một công việc toàn diện.
- Đầu bếp (Nếu cần): Nếu bạn có kế hoạch cung cấp thực phẩm tại khách sạn của bạn, bạn sẽ cần ít nhất một đầu bếp. Các khách sạn nhỏ hơn chỉ có thể cung cấp bữa sáng, vì vậy bạn có thể chỉ cần nấu ăn trong vài giờ mỗi ngày.
Bán Phòng – Làm Sao Để Kiếm Khách?
Dưới đây là phần quan trọng của một kế hoạch kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ vì không có doanh thu thì làm sao có lợi nhuận. Tuy nhiên, sự phát triển thời đời internet nên cách thức bán phòng như thời ông bà ta có lẽ rất khó có thể đạt được tỷ lệ thuê phòng trên 80% như mong muốn.
Chính vì vậy, kết hợp giữa bán phòng trên online lẫn offiline, có nghĩa tận dụng khách vãng lai và kiếm thêm từ nguồn khách Online Travel Agency (OTAs)
Khách Vãng Lai – Offline
Nguồn khách này phụ thuộc vào marketing tại khách sạn: bảng hiệu, chương trình, banner…
Khách từ OTAs
Bán trên OTAs khác với bán Offline? Chắc chắn là có vì thông tin phải đồng nhất để khi khách tìm kiếm trên tất cả mạng lưới đều thấy khách sạn của bạn. Hãy chuẩn bị một hồ sơ online presence của khách sạn để khi đăng tải lên các trang OTAs chỉ cần coppy và paste.
Bán kênh nhà – Instagram & Facebook
Xây dựng fanpage cho khách sạn – nhà nghỉ là cách tiếp cận khách hàng một cách không phải trả hoa hồng cho OTAs chi trả.
Cách xây dựng fanpage cho khách sạn – nhà nghỉ
Cách xây dựng instagram cho khách sạn – nhà nghỉ
Đăng tải lên OTAs như Booking, Agoda, AirBnB…
Hướng dẫn đăng tải khách sạn – nhà nghỉ trên AirBnB
Hướng dẫn đăng tải khách sạn – nhà nghỉ trên Booking.com
Hướng dẫn đăng tải khách sạn – nhà nghỉ trên Agoda
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc toàn bộ bài viết. Hãy dành thời gian nghiên cứu và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Discussion about this post