Kinh doanh homestay nói riêng, hay dịch vụ chia sẻ địa chỉ lưu trú nói chung đã là một xu hướng có mặt từ lâu trên thế giới, đặc biệt nở rộ từ năm 2007 khi một startup mang tên Airbnb ra đời. Dành cho những ai chưa biết thì Airbnb là ứng dụng kết nối trực tiếp người có phòng (chủ nhà/ chủ phòng trọ/ căn hộ/ villas) cho thuê với người thuê phòng (đi du lịch/ công tác) cần tìm chỗ lưu trú, kể cả ngắn ngày hay dài ngày thông qua ứng dụng online. Mô hình kinh doanh homestay là một hình thức “sinh sau đẻ muộn” của Airbnb, và dường như phù hợp mạnh mẽ với văn hóa du lịch Việt Nam, đã rất phát triển trong khoảng 1 năm trở lại đây.
Bạn có đang bỏ lỡ một trào lưu “hái ra tiền”: mô hình kinh doanh homestay
Tham gia sân chơi home-sharing, chủ yếu là Airbnb, từ năm 2015, Việt Nam là một trong những điểm có mức tăng trưởng listings (căn hộ/ phòng đăng kí cho thuê) trong nhóm đầu (với mức tăng trưởng 212% ở Hà Nội và 255% ở Đà Nẵng) với khoảng hơn 18.000 host (người chủ nhà cho thuê) cùng 40.000 listings. Con số này sẽ còn cao hơn rất nhiều nếu tính thêm những người đang kinh doanh homestay tại nước ta (theo Homesharing Vietnam – Insights Report released by Outbox Consulting).
Source: Homesharing Vietnam – (Insights Report released by Outbox Consulting).
Đòn bẩy nào phía sau sự phát triển vũ bão của mô hình kinh doanh homestay
Khả năng thu hồi vốn nhanh, khá cao và ổn định
Cũng theo Outbox Consulting, những người kinh doanh airbnb/homestay ở Hồ Chí Minh thu về khoảng 11.5 triệu VND ($490) /tháng trong các mùa cao điểm du lịch, trong khi con số này là 6.7 triệu ($290) VND ở Hà Nội. Đối với các tháng thấp điểm, nguồn lợi nhuận đến từ mô hình kinh doanh này vẫn rất đáng cân nhắc: khoảng 8.3 triệu VND ($360) /tháng ở HCM và 5.2 triệu VND ($220) /tháng ở Hà Nội (số liệu năm 2019). Đó là lý do có đến 69% số listings trên nền tảng AirBnB tại Việt Nam là multi-listing hosts (tức là những người chủ có nhiều hơn 1 căn hộ/phòng nghỉ cho thuê cùng lúc).
Chính phủ hỗ trợ, chính sách thông thoáng
Đối với hình thức kinh doanh homestay, nhiều người lo lắng về khoản thủ tục và giấy tờ pháp lý. Tuy nhiên, homestay dù là loại hình kinh doanh mới nhưng vẫn có sự điều chỉnh của pháp luật rất rõ ràng và tiết kiệm thời gian. Chỉ trong vòng tối đa 7 ngày với đầy đủ giấy tờ hợp lệ, chủ kinh doanh đã có thể cầm trong tay xin giấy phép đăng ký kinh doanh homestay/ airbnb.
Ngành du lịch tăng trưởng đáng kể, đặc biệt với những xu hướng du lịch mới của thế hệ trẻ
Việt Nam vừa trải qua một năm 2018 với những dấu hiệu “bùng nổ” trở lại của ngành du lịch, đặc biệt là du lịch ngoại địa với hơn 15.5 triệu lượt đến, tăng 20% so với tổng năm 2017 (Tổng cục thống kê Việt Nam). Cùng lúc, 2018 cho thấy sự du nhập của xu hướng trải nghiệm, thích sự đơn giản, tự nhiên trong thiết kể, và khác biệt trong dịch vụ của giới trẻ.
Những lầm tưởng “không đỡ nổi” về mô hình kinh doanh homestay
Mô hình kinh doanh homestay chỉ dành cho những người đã và đang sở hữu nhà/căn hộ
Đúng là kinh doanh homestay đòi hỏi bạn phải có một cơ sở lưu trú để cung cấp dịch vụ cho thuê, tuy nhiên việc sở hữu là không bắt buộc. Rất nhiều người kinh doanh homestay chọn cách thuê nhà hay căn hộ phù hợp, sau đó thiết kế và thi công lại để biến thành homestay. Tất nhiên mỗi phương án đều có những mặt lợi và bất lợi nhưng việc sở hữu nhà/căn hộ chưa bao giờ là một rào cản trong cuộc chơi kinh doanh homestay.
Mô hình kinh doanh homestay rất vất vả và liên tục trong thời gian
Việc kinh doanh trong bất kì lĩnh vực cũng không dễ dàng và trải toàn hoa hồng. Đối với kinh doanh homestay bạn phải đầu tư công sức, tâm trí, thời gian và tiền bạc để biến từ một căn phòng trống sơ sài thành một loại dịch vụ vừa bắt mắt về phần nhìn vừa tiện nghi khi khách lưu trú. Tuy nhiên, homestay là một loại kinh doanh “nhàn rỗi” và trả về cho bạn thu nhập “thu động” về mặt lâu dài, đó cũng chính là một điểm cộng rất lớn khiến mô hình này trở nên “hot” như vậy.
Xem thêm bài viết: Cách bán phòng homestay trên Booking.com | Cách bán phòng homestay trên Agoda |
Cách bán phòng homestay trên Hostelworld | Cách bán phòng homestay trên AirBnB
Mô hình kinh doanh homestay phải bỏ ra rất nhiều chi phí tiếp thị, marketing mới tìm được khách hàng
Như đã đề cập ở trên, chính sự phát triển như vũ bão của các ứng dụng tìm phòng miễn phí như Booking.com, Airbnb, Traveloka, Agoda,… khiến cho việc quảng cáo tiếp thị trở nên nhẹ gánh hơn bao giờ hết. Điều bạn cần làm chỉ là bổ sung kiến thức cơ bản về cách xây dựng nội dung online và cung cấp hình ảnh chất lượng, bắt mắt cho homestay của mình.
Xem thêm bài viết: Danh sách chi phí kinh doanh homestay
Mô hình kinh doanh homestay chỉ dành cho khách “Tây”
Không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh này bắt nguồn từ hình thức du lịch của “Tây” và cho đến bây giờ vẫn thu hút một số lượng chủ yếu du khách nước ngoài đáng kể. Tuy nhiên, qua thời gian chúng ta thấy một sự du nhập và chào đón như một phong cách du lịch mới của người Việt, đặc biệt là nhóm khách du lịch trẻ.
Cần câu đã nằm sẵn trong tay bạn. Thứ bạn cần là tinh thần “dám”.
Những viễn cảnh của việc sỡ hữu và kinh doanh một hay vài căn hộ homestay tạo cảm hứng cho rất nhiều người. Bạn muốn ngay lập tức cho thuê căn hộ mà mình đang có, bạn muốn tìm ngay một căn phòng trống để kinh doanh hay chạy nhanh về nhà thuyết phục bố mẹ thử sức với mô hình mới mẻ này. Và rồi bạn nhìn khối công việc đồ sộ trước mặt, từ việc lên kế hoạch tài chính, tìm một căn hộ ở địa điểm yêu thích, chuẩn bị ý tưởng thiết kế nội thất, tìm vài đồng chí hợp cạ… và nản lòng.
Xem thêm: AirDNA công cụ phân tích thị trường homestay
Bạn cho rằng mô hình kinh doanh homestay này chỉ dành cho những người đã có sẵn nhà, những người dư dà thời gian hay tiền bạc? Nhưng khoan hãy chùn bước, hãy cùng nhìn rộng ra và nghĩ mà xem, chưa bao giờ việc kinh doanh lại “nhàn rỗi” về lâu dài đến như vậy, tiềm năng không những ở thị trường nội địa mà rộng ra cả thế giới với hàng chục dịch vụ tìm phòng sẵn sàng tìm kiếm khách hàng cho bạn 24/7, hàng trăm bộ tài liệu và khóa học online, hay một cộng đồng kinh doanh homestay khổng lộ sẵn lòng tư vấn cho bạn bất kể nơi đâu.
Mỗi người chúng ta đều đã nắm sẵn một cần câu trong tay. Chỉ cần trang bị thêm kiến thức và kĩ năng “mồi” cùng với tinh thần “dám liều”, bạn sẽ câu được những con cá lớn trên biển đại dương toàn cầu mà bạn sẽ không bao giờ hình dung ra trước đây.
Discussion about this post