fbpx
KinhDoanhAirBnB
  • Trang Chủ
  • Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Loại Hình Kinh Doanh
    • Kinh Doanh AirBnB
      • Dịch vụ WOW
      • Vệ Sinh Phòng Ốc trên AirBnB
      • Tối ưu thứ hạng trên AirBnB
      • Chiến Lược Giá
      • OTAs – Kênh bán phòng cho chủ nhà AirBnB
      • Mẹo Kinh Doanh AirBnB khác
    • Kinh Doanh Homestay
      • Bán phòng homestay
      • Phân tích thị trường homestay
      • Thiết kế homestay
      • Vận hành homestay
    • Kinh Doanh Căn Hộ Dịch Vụ
    • Kinh Doanh Khách Sạn
    • Kinh Doanh Nhà Trọ
  • Tài liệu
  • Hợp Tác
    • AirBnB
    • Booking.com
No Result
View All Result
KinhDoanhAirBnB
  • Trang Chủ
  • Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Loại Hình Kinh Doanh
    • Kinh Doanh AirBnB
      • Dịch vụ WOW
      • Vệ Sinh Phòng Ốc trên AirBnB
      • Tối ưu thứ hạng trên AirBnB
      • Chiến Lược Giá
      • OTAs – Kênh bán phòng cho chủ nhà AirBnB
      • Mẹo Kinh Doanh AirBnB khác
    • Kinh Doanh Homestay
      • Bán phòng homestay
      • Phân tích thị trường homestay
      • Thiết kế homestay
      • Vận hành homestay
    • Kinh Doanh Căn Hộ Dịch Vụ
    • Kinh Doanh Khách Sạn
    • Kinh Doanh Nhà Trọ
  • Tài liệu
  • Hợp Tác
    • AirBnB
    • Booking.com
No Result
View All Result

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

KinhDoanhAirBnB
No Result
View All Result

Danh Sách Chi Phí Kinh Doanh Homestay – Ai cũng biết ai dè

Đầu tư homestay sẽ có những chi phí phát sinh gì?

Quangsang by Quangsang
Tháng Mười 28, 2019
in Kinh Doanh Homestay
0 0
0
Home Kinh Doanh Homestay

Nội dung bài viết

  1. Danh sách những loại chi phí kinh doanh homestay
    1. Chi phí đầu tư homestay – Chi phí kinh doanh homestay
      1. Chi phí mua nhà – chi phí kinh doanh homestay lớn nhất
      2. Chi phí thuê nhà (nếu có)
      3. Chi phí thiết kế nội, ngoại thất
      4. Chi phí vật dụng nội thất
      5. Chi phí chụp ảnh
      6. Chi phí PR, Marketing
    2. Chi phí vận hành hàng tháng – chi phí kinh doanh homestay dài hạn
      1. Chi phí phát sinh cho nhân sự – chi phí kinh doanh homestay nặng nhất
      2. Chi phí điện nước, thuê nhà hàng tháng
      3. Chi phí lobby cho Công an phường, An ninh khu vực
      4. Chi phí khác
  2. Tổng chi phí kinh doanh homestay phát sinh hàng tháng và thu nhập dự kiến.

Tại sao đầu tư homestay ở thời điểm này là thích hợp? Nếu như bạn có ý định đầu tư thì chi phí kinh doanh homestay ban đầu bao gồm những gì?  Trong quá trình vận hành thì việc đầu tư homestay phát sinh chi phí như thế nào? 

Ngày nay, homestay không đơn thuần là một loại hình lưu trú tại nhà dân bản địa khi đi du lịch nữa. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, loại hình lưu trú này có sự thay đổi về bản chất và trở thành một mô hình kinh doanh được đầu tư bài bản, rất được du khách ưa chuộng.

Với việc ngành du lịch đang phát triển với tốc độ chóng mặt, lượng khách du lịch tăng đột biến dẫn đến sự quá tải trong nguồn cung khách sạn.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các dịch vụ cho thuê phòng, thuê nhà trực tuyến như AirBnB, Agoda homes, Homeaway … vô tình tạo nên môi trường hoàn hảo cho việc kinh doanh homestay. Giúp nó trở thành một ngành nổi bật, hái ra tiền không thể bỏ qua.

>> Tham khảo bài viết: Hướng dẫn homestay dành cho người mới bắt đầu

Sau đây là danh sách những chi phí kinh doanh homestay bạn có thể tham khảo nếu quyết định đầu tư xây dựng homestay.

Danh sách những loại chi phí kinh doanh homestay

Chi phí đầu tư homestay có thể tạm chia làm 2 loại. Bao gồm những chi phí đầu tư bạn chỉ phải chi một lần khi bắt đầu ngành kinh doanh này. Ví dụ những khoản cho địa điểm, cơ sở vật chất, giấy tờ pháp lý … Và chi phí vận hành phải chi hàng tháng cho nhân sự, quản lý, sửa chữa vật dụng …

Dưới đây sẽ là một số chi phí cần thiết có thể phát sinh để bạn có thể tính toán và đưa ra quyết định đầu tư homestay thật sáng suốt, hợp lý.

Chi phí đầu tư homestay – Chi phí kinh doanh homestay

Khi quyết định dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh homestay, nếu bạn đã có sẵn nhà riêng với một diện tích đủ rộng và nằm ở vị trí thích hợp thì mọi chuyện quá đơn giản. Tuy nhiên nếu nhà của bạn không quá thoải mái về diện tích hoặc nằm ở những nơi hẻo lánh, xa trung tâm, không thích hợp cho du lịch thì sao?

Điều này rõ ràng không phải là lợi thế. Vị trí của homestay vốn là một yếu tố quan trọng, đóng góp rất lớn đến hiệu quả sau này.

Nếu xác định đầu tư homestay chắc chắn chúng ta cần phải tính đến việc chọn mua hoặc chọn thuê để ở những vị trí hợp lý để có cơ sở bắt đầu. Thực chất việc mua trọn hay thuê nguyên căn, thuê nhỏ lẻ cũng rất phổ biến và không có gì quá mới mẻ.

Chi phí mua nhà – chi phí kinh doanh homestay lớn nhất

Nếu quyết định chọn mua để đầu tư, chi phí phát sinh ban đầu sẽ rất lớn. Cụ thể giá nhà ở các trung tâm du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu … trung bình từ 3 – trên 5 tỷ (diện tích từ 50-75 mét vuông). Đặc biệt càng gần trung tâm thì giá còn cao hơn.

Tuy vậy, việc mua hẳn nhà sẽ giúp bạn chủ động trong việc trang trí, thiết kế, quản lý … mà không bị hạn chế bởi việc hỏi ý kiến của chủ nhà như việc cho thuê. Căn nhà cũng có thể xem như một khoản đầu tư có thể sinh lời hoặc dùng vào nhiều việc khác nếu bạn muốn ngưng lại việc kinh doanh sau này.

Đầu tư homestay phát sinh chi phí như thế nào - Chi phí mua nhà
Chọn mua nhà để đầu tư homestay

Bạn nên tham khảo trước ở một số website bất động sản hoặc hỏi ý kiến các chuyên gia để nắm được mặt bằng giá chung, tránh bị hớ vì mua giá quá cao so với thị trường.

Xem thêm: https://batdongsan.com.vn/tags/ban/ban-homestay-o-da-lat

Dự kiến chi phí phát sinh nếu mua hẳn nhà: 3 – 5 tỷ / 50-75 mét vuông

Chi phí thuê nhà (nếu có)

Nếu không đủ điều kiện về nhà sẵn có lẫn điều kiện về kinh tế để mua mới, bạn có thể xem xét đến việc chọn thuê. Hiện nay có một số loại hình phổ biến là thuê trọn ngôi nhà (thuê nguyên căn) và thuê từng phòng riêng lẻ.

Tùy mục đích đầu tư homestay như thế nào mà chúng ta sẽ chọn hình thức thuê cho phù hợp. Giá thuê trung bình dao động tầm 8 triệu – trên 12 triệu đồng / 80 ~ 100 mét vuông / tháng. Chi phí cọc tối thiểu từ 2 tháng trở lên. Nếu thuê phòng chung cư có thể phát sinh thêm chi phí quản lý từ 10 – 13 ngàn / mét vuông. Trung bình sẽ là thêm 800 – 1,5 triệu / tháng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Kinh Doanh AirBnB từ A-Z

Việc thuê như vậy giúp chúng ta giảm bớt gánh nặng về chi phí kinh doanh homestay phát sinh ban đầu. Tiết kiệm kinh phí để đầu tư cho các hạng mục quan trọng khác như cơ sở vật chất, nhân sự. Tuy nhiên cần cẩn trọng xem lại hợp đồng khi thuê. Đề phòng những trường hợp chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Gây khó khăn và bất lợi cho việc kinh doanh.

Dự kiến chi phí kinh doanh homestay phát sinh ban đầu nếu thuê nhà / chung cư: 20 – 30 triệu đồng / tháng đầu.

Chi phí thiết kế nội, ngoại thất

Nội ngoại thất và phong cách thiết kế của homestay là yếu tố hàng đầu để khách hàng quyết định lựa chọn lưu trú. Tùy theo đối tượng khách hàng nhắm đến mà chúng ta sẽ quyết định thiết kế như thế nào cho phù hợp. Vintage, Minimalism, Bohemian … và nhiều phong cách khác nhau nữa. Homestay có điểm nhấn riêng sẽ thu hút khách hàng hơn, tạo được sự khác biệt và giúp bạn kinh doanh hiệu quả.

Đầu tư homestay phát sinh chi phí như thế nào - Chi phí thiết kế
Phong cách của homestay là một trong những yếu tố chính thu hút khách hàng

Đơn giá thiết kế nội thất dao động trung bình từ 250 – 300 ngàn / mét vuông. Thiết kế ngoại thất dao động từ 150 – 220 ngàn / mét vuông.

Sai lầm Đầu tư thiết kế homestay quả thật không nên thiếu sót việc chăm chút cho vẻ ngoài của căn hộ. Dự kiến chi phí phát sinh để tút tát lại cho một căn homestay với diện tích tầm 100 mét vuông là vào khoảng 40 ~ 50 triệu.

Chi phí vật dụng nội thất

Vật dụng nội thất cũng chiếm một quỹ không nhỏ trong nguồn vốn chi phí kinh doanh homestay. Trừ khi căn homestay của bạn đã có đầy đủ tiện nghi hoặc được decor theo hướng Vintage, Retro để có thể tận dụng hoặc tái sử dụng vật liệu cũ. Ngoài ra thì chắc chắn việc xuất hiện chi phí phát sinh để mua sắm nội thất mới là không thể tránh khỏi.

Một gói nội thất cơ bản bao gồm những vật dụng thiết yếu như: Giường ngủ, tab cạnh giường, tủ quần áo, bàn ghế, bàn trà, sofa, giấy dán tường … dao động khoảng 30 – 40 triệu.

Đầu tư homestay phát sinh chi phí nội thất - Chi phí kinh doanh homestay
Chi phí phát sinh vật dụng nội thất

Chi phí kinh doanh homestay phát sinh dự kiến để hoàn thiện nội thất cho cả căn hộ, thêm cả tivi, tủ lạnh … vào khoảng gần 50 triệu đồng.

Chi phí chụp ảnh

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang trí nội ngoại thất, việc cần làm kế tiếp là marketing cho homestay của bạn trên các trang web về du lịch, khách sạn và các trang mạng xã hội. Ngoài ra các kênh bán phòng trực tuyến homestay cũng nên được cân nhắc (OTAs). Ảnh chụp để đăng trên những trang nói trên phải được đầu tư chỉnh chu về chất lượng, góc chụp phải chi tiết nhất có thể để thu hút khách hàng.

Nếu bạn có một ít hiêu biết về bố cục, nhiếp ảnh hay có khiếu chụp hình thì việc này hoàn toàn không thành vấn đề. Thế nhưng sẽ ra sao nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn góc độ chụp, không biết chụp thế nào cho đẹo?

Thật may mắn, đã có những dịch vụ chụp ảnh nội thất giúp bạn giải quyết hết mọi thứ. Giá chỉ từ 100 ngàn / tấm, bạn sẽ được hỗ trợ từ A – Z để mang toàn bộ nét đẹp của căn homestay thể hiện vào một bức ảnh theo cách hoàn hảo nhất.

Đầu tư homestay phát sinh chi phí như thế nào - Chi phí chụp ảnh
Chi phí cho photographer giúp căn homestay của bạn “lung linh” hơn trên ảnh

Chi phí kinh doanh homestay phát sinh dự kiến: 1 triệu đồng / 10 tấm ảnh cực đẹp.

Chi phí PR, Marketing

Các kênh hiệu quả nhất đê Marketing cho homestay của bạn là các mạng xã hội như Facebook homestay, Instagram homestay. Ngoài ra còn các website về du lịch hay các kênh OTA. Tuy nhiên các kênh OTA chi thu phí phần trăm nếu như bạn đã bán được phòng. Thế nên một trong những việc quan trọng của bạn khi đầu tư homestay là tập trung chạy quảng cáo trên các kênh nói trên.

Chi phí kinh doanh homestay phát sinh dự kiến khoảng từ 3 – 5 triệu.

Chi phí vận hành hàng tháng – chi phí kinh doanh homestay dài hạn

Chi phí phát sinh cho nhân sự – chi phí kinh doanh homestay nặng nhất

Nếu bạn không có thời gian hoặc không có điều kiện để quản lý sau khi đã đầu tư homestay? Đừng lo lắng, bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ hoặc dành một khoản chi phí riêng hàng tháng cho việc thuê mướn nhân sự. Đây sẽ là người giúp bạn quản lý mọi việc khi bạn không có mặt.

Đối với những homestay có quy mô vừa và nhỏ, một nhân sự có thể hỗ trự từ việc tiếp nhận khách ra vào, sắp xếp lịch booking sao chưa phù hợp cho đến cả dọn dẹp và sửa chữa các hư hỏng nếu có.

Chi phí kinh doanh - Chi phí nhân sự hàng tháng
Cần tính toán chi phí nhân sự hàng tháng khi đầu tư homestay

Chi phí kinh doanh homestay phát sinh cho nhân sự vận hành homestay khoảng từ 6 – 9 triệu / người / tháng.

Chi phí điện nước, thuê nhà hàng tháng

Chi phí điện nước tối đa một tháng vào khoảng từ trên ~ dưới 3 triệu. Bạn nên đăng ký giá điện kinh doanh để kinh tế hơn. Nhìn chung, nếu đã đầu tư homestay, không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng có những suy nghĩ kiểu “mua mâm phải đâm cho thủng”, dùng điện nước thoải mái quá mức. Nên bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý, mặc định là giá điện hàng tháng cao chót vót đi cho đỡ bở ngở.

Dự kiến chi phí kinh doanh homestay phát sinh cho điện, nước, thuê nhà hàng tháng vào khoảng 10 – 12 triệu.

Chi phí lobby cho Công an phường, An ninh khu vực

Đặc thù của ngành không thể tránh khỏi những trường hợp mất cắp, gây rối trật tự hoặc những cuộc ẩu đả. Khi đó bạn không thể không cần đến sự trợ giúp của Công an khu vực. Chưa kể đến những thiếu sót có thể xảy ra trong việc đăng ký tạm trú tạm vắng đối với du khách dễ khiến bạn gặp rắc rối khi bị kiểm tra. Vì vậy, một khoản chi phí nhỏ hàng tháng để hỗ trợ cho lực lượng chức năng cũng có thể xem là khoản đầu tư hợp lý để mang lại sự yên tâm cho cả bạn và khách hàng – đặc biệt là những du khách nước ngoài. Họ vốn rất quan tâm đến vấn đề an ninh, an toàn khi đi du lịch.

Chi phí kinh doanh homestay phát sinh dự tính cho khoản này vào khoảng dưới 2 triệu / tháng.

Chi phí khác

Ngoài ra bạn nên dự trù một khoản khoảng 1 – 2 triệu / tháng để có thể sửa chữa các hư hỏng hoặc chi cho những vấn đề phát sinh.

Tổng chi phí kinh doanh homestay phát sinh hàng tháng và thu nhập dự kiến.

Đối với việc thuê nhà để kinh doanh homestay (diện tích tầm 100 mét vuông), dự trù chi phí đầu tư bỏ ra ban đầu vào khoảng dưới 200 triệu đồng. Chi phí phát sinh hàng tháng rơi vào khoảng 18 – 20 triệu. Với giá thuê trung bình hiện nay khoảng 1 triệu / đêm cho diện tích như trên, trong trường hợp khách thuê ở mức ổn định, sau khi trừ hết mọi chi phí bạn có thể có thu nhập từ 7 – 8 triệu / tháng.

Còn như trường hợp mua hẳn nhà để đầu tư homestay từ ban đầu thì chi phí phát sinh hàng tháng sẽ nhẹ đi rất nhiều. Cụ thể chỉ còn lại điện nước và nhân sự. Sau khi trừ hết mọi chi phí, thu nhập sẽ rơi vào hơn 15 triệu / tháng.

Tổng hợp các chi phí kinh doanh homestay tại bảng dưới đây:

Hạng mục chi phí kinh doanh homestay
I> Chi phí đầu tư
Mua nhà (nếu có)
Chi phí thiết kế nội thất
Chi phí thi công nội thất
Chi phí chụp ảnh
Chi phí marketing/ PR
II> Chi phí vận hành hàng tháng
Chi phí phát sinh nhân sự
Chi phí điện nước
Chi phí thuê nhà (Nếu có)
Chi phí lobby công an phường
Chi phí khác


Trên đây là những đánh giá có phần hơi khách quan. Trên thực tế, còn rất nhiều những chi phí phát sinh khác nữa. Ví dụ như phí đăng ký kinh doanh, phí “bôi trơn”, và hàng tá loại chi phí không tên khác. Tuy nhiên KinhDoanhairbnb cũng hi vọng bài viết này sẽ mang lại chi các bạn một cái nhìn khái quát hơn, tổng thể hơn. Để từ đó các bạn có thể cân nhắc và sáng suốt khi quyết định đầu tư homestay.

Tags: chi phí đầu tư homestaychi phi kinh doanh homestayđầu tư homestay mất bao nhiêu tiềnđầu tư homestay phát sinh chi phíkinh doanh homestay bao nhiêu tiềnkinh doanh homestay phát sinh chi phí
Share
Quangsang

Quangsang

Next Post
Bán phòng homestay trên AirBnB

Bán Phòng Homestay Trên AirBnB - Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A > Z

Discussion about this post

Khóa Học Kinh Doanh AirBnB
Thử thách trở thành chủ nhà airbnb
  • Trending
  • Comments
  • Latest
kinh doanh airbnb cho người mới bắt đầu

Hướng Dẫn Từ A – Z cho người mới kinh doanh AirBnB tại Việt Nam

Tháng Năm 10, 2018
AirBnB là gì?

AirBnB là gì? Giải Thích Chị Mai và Chị Loan Đều Hiểu

Tháng Năm 6, 2018
nhap ten thanh pho airdna

NÊN CHỌN DẠNG PHÒNG/ CĂN HỘ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KINH DOANH AIRBNB

Tháng Năm 6, 2018
Chi phí phát sinh khi đầu tư homestay

Danh Sách Chi Phí Kinh Doanh Homestay – Ai cũng biết ai dè

Tháng Chín 19, 2019
kinh doanh airbnb cho người mới bắt đầu

Hướng Dẫn Từ A – Z cho người mới kinh doanh AirBnB tại Việt Nam

0
HƯỚNG DẪN KINH DOANH HOMESTAY TỪ A-Z

Hướng Dẫn từ A-Z Kinh Doanh Homestay / Hostel mới nhất năm 2019

0
AirBnB là gì?

AirBnB là gì? Giải Thích Chị Mai và Chị Loan Đều Hiểu

0
Phân tích thị trường homestay/airbnb thông qua công cụ AirDNA

AIRDNA – CÔNG CỤ THẦN THÁNH ĐỂ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HOMESTAY/ AIRBNB

0
bí mật về bộ máy tìm kiếm otas

Tăng thứ hạng trong bộ máy tìm kiếm của tất cả OTAs

Tháng Mười 30, 2019
nhân sự trong vận hành homestay

Trụ cột nhân sự trong vận hành homestay và những điều chủ nhà cần phải biết

Tháng Mười 25, 2019
facebook marketing trong vận hành homestay

Facebook Marketing trong vận hành homestay. Nên đăng gì viết gì?

Tháng Mười 25, 2019
phần mềm hỗ trợ vận hành homestay ezcloud

Phân biệt các loại phần mềm vận hành homestay tại Việt Nam

Tháng Mười 21, 2019

Giới Thiệu Về KinhDoanhAirBnB

Chúng tôi mang cho người đọc những kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu về kinh doanh AirBnB
Đọc Thêm

Loại bài viết

  • Bán Phòng AirBnB
  • Bán phòng homestay
  • Dịch vụ WOW
  • Kinh Doanh Homestay
  • Kinh Doanh Khách Sạn
  • Kinh Nghiệm Vận Hành trên AirBnB
  • Mẹo Kinh Doanh AirBnB khác
  • Nhân sự vận hành homestay
  • OTAs – Kênh bán phòng cho chủ nhà AirBnB
  • Phân tích thị trường homestay
  • Thiết kế homestay
  • Tin Tức AirBnB
  • Tính năng mới trên AirBnB
  • Tối ưu thứ hạng trên AirBnB
  • Vận hành homestay
  • Vệ Sinh Phòng Ốc trên AirBnB

  Bài viết nổi bật


Hướng Dẫn Kinh Doanh AirBnB từ A-Z

Hướng Dẫn Kinh Doanh Homestay/ Hostel từ A-Z

Hướng Dẫn Kinh Doanh Khách Sạn/ Nhà Nghỉ từ A-Z

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Loại Hình Kinh Doanh
    • Kinh Doanh AirBnB
      • Dịch vụ WOW
      • Vệ Sinh Phòng Ốc trên AirBnB
      • Tối ưu thứ hạng trên AirBnB
      • Chiến Lược Giá
      • OTAs – Kênh bán phòng cho chủ nhà AirBnB
      • Mẹo Kinh Doanh AirBnB khác
    • Kinh Doanh Homestay
      • Bán phòng homestay
      • Phân tích thị trường homestay
      • Thiết kế homestay
      • Vận hành homestay
    • Kinh Doanh Căn Hộ Dịch Vụ
    • Kinh Doanh Khách Sạn
    • Kinh Doanh Nhà Trọ
  • Tài liệu
  • Hợp Tác
    • AirBnB
    • Booking.com

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In